Kết quả tìm kiếm cho "nuôi hơn 1.000 tấn lươn thịt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 188
Với quyết tâm phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp địa phương, anh Nguyễn Thanh Hải (xã Long An, TX. Tân Châu) ngoài trồng lúa và rau màu, còn nhạy bén, mạnh dạn đầu tư, phát triển chăn nuôi thỏ New Zealand. Mô hình đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Trong phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã (HTX), việc liên kết theo chuỗi giá trị là mô hình kinh tế đã được khẳng định mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Thời gian qua, An Giang đã thực hiện nhiều chính sách và có nhiều chỉ đạo thúc đẩy liên kết phát triển sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Phong trào "Ba đảm nhiệm," sau này đổi thành "Ba đảm đang” của phụ nữ Việt Nam ra đời cách đây tròn 60 năm, ngày 23/3/1965 đã trở thành một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.
Phát huy vai trò nền tảng của lĩnh vực nông nghiệp, huyện Châu Phú chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Mờ sáng, chợ Trà Mơn (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) đã nhộn nhịp cảnh mua bán. Tuy là chợ xã, nhưng hàng hóa, nhu yếu phẩm ở đây vẫn đủ đầy phục vụ bà con, không thua chợ thị thành.
Xác định nông nghiệp giữ vai trò nền tảng, huyện Châu Phú tập trung chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm lương thực, nông sản chủ lực của huyện, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất.
TX. Tân Châu có 70% hộ gia đình là nông dân, sống ở vùng nông thôn. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ để nâng cao thu nhập và đời sống người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thị xã đang hướng đến việc hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hơn 80% diện tích đất nông nghiệp (297.000ha), 65% dân số là lao động nông thôn, ngành nông nghiệp An Giang phát huy tốt vai trò bệ đỡ của nền kinh tế.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Cùng với quá trình đổi mới của quê hương, nông dân An Giang đã có bước phát triển về tư duy, tích cực tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, phấn đấu làm giàu trên chính quê hương mình.
Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động đạt kết quả. Mục tiêu nhằm phát triển ngành nông nghiệp, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.